Vì sao nhà tuyển dụng doanh nghiệp lớn chưa gọi bạn?

Chị Nhàn Khanh: Thật ra thì không NTD nào thích ứng viên quá nhiều, như một năm mà đổi việc đến 3, 4 lần. Bản thân tôi cũng vậy, tôi cho rằng thời gian đổi việc

Bạn đã nộp hồ sơ cho Nhà Tuyển Dụng (NTD) và hồi hộp chờ đợi. Một ngày, hai ngày rồi một tuần, hai tuần trôi qua, vẫn không có tin tức gì. Vì sao NTD chưa gọi bạn? Hồ sơ bạn được sàng lọc ra sao? Cuộc trao đổi giữa VietnamWorks và chị Nhàn Khanh – Trưởng bộ phận tuyển dụng công ty Nestlé (Tập đoàn Nestlé, Thụy Sĩ) sẽ hé mở cho bạn cách NTD sàng lọc ứng viên phù hợp như thế nào.

Chào chị Nhàn Khanh. Ở vai trò trưởng phòng tuyển dụng của công ty Nestlé, xin chị cho biết tiêu chí hàng đầu của chị khi sàng lọc ứng viên?

Chị Nhàn Khanh: Mỗi ngày bộ phận tuyển dụng của chúng tôi nhận được hơn 100 hồ sơ của ứng viên và tôi dành khoảng 15 giây để đọc lướt qua từng hồ sơ này. Vì vậy, điều quan tâm đầu tiên của tôi là kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí cần tuyển hay không, mặc dù sự phù hợp đó không nhất thiết phải là 100%. Tôi thường ưu tiên đọc trước những hồ sơ trình bày kinh nghiệm làm việc theo thứ tự thời gian, vì cách trình bày hồ sơ này giúp tôi nhanh chóng biết được kinh nghiệm và công việc gần đây của ứng viên có phù hợp với vị trí cần tuyển hay không.

Và đến khi phỏng vấn, tôi sẽ xoáy sâu vào những điểm chính mà ứng viên nêu trong hồ sơ. Tôi đánh giá cao các ứng viên trả lời tự tin, vì ít nhất ứng viên có thể thuyết phục tôi rằng họ đã thực sự đảm trách những việc đã nêu trong hồ sơ. Sự lúng túng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tôi không ghi ứng viên vào bộ nhớ của mình.

VietnamWorks: Chị có quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?

Chị Nhàn Khanh: Có chứ. Với mục tiêu nghề nghiệp, tôi quan tâm đến hai điều. Đầu tiên, mục tiêu nghề nghiệp phải liên quan và phù hợp với vị trí ứng tuyển. Mục tiêu nghề nghiệp cho tôi biết ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không, và có gắn bó lâu dài với công ty để theo đuổi mục tiêu đó hay không.

Tiếp đến, mục tiêu nghề nghiệp còn phải phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên. Chẳng hạn, một sinh viên mới tốt nghiệp sẽ không thể nào đặt mục tiêu là trong vòng một năm sau sẽ trở thành một nhà quản lý! Theo tôi, các bạn có thể viết hoặc không viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ tìm việc; nhưng khi đã viết thì phải đảm bảo hai yếu tố nêu trên.

VietnamWorks: Liệu cảm nhận dành cho ứng viên có ảnh hưởng đến việc tuyển dụng của chị hay không?

Chị Nhàn Khanh: Công việc tuyển dụng không chỉ đơn thuần là gạn lọc một cách lý tính mà còn là sự cảm nhận, phán đoán và phân tích. Trong quá trình tuyển dụng, tôi dựa khá nhiều vào cảm nhận của mình. Nhưng để chắc chắn cảm nhận của mình là đúng tôi dành thời gian để tìm hiểu. Ứng viên có thể có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp, nhưng chưa chắc đã phù hợp với văn hóa của công ty, của phòng ban nơi ứng viên này sẽ làm việc. Ngoài ra, tôi cho rằng “văn là người”, vì vậy chữ viết và cách trình bày hồ sơ là cách thể hiện tính cách của ứng viên.

VietnamWorks: Theo chị thế nào là một hồ sơ tìm việc tốt, và hồ sơ đó đóng bao nhiêu phần trăm thành công của ứng viên?

Chị Nhàn Khanh: Hồ sơ tìm việc là bước tiếp cận đầu tiên của ứng viên với NTD và còn được xem là “bộ mặt” của ứng viên, vì thế hồ sơ chiếm 40% và phỏng vấn chiếm 60% thành công của ứng viên. Những hồ sơ nào trình bày thông tin mạch lạc, rõ ràng, súc tích và đầy đủ thường thu hút sự chú ý của tôi rất nhanh. Tôi không quan trọng về độ dài của hồ sơ, nhưng tôi cho rằng hồ sơ trình bày trên hai trang A4 là vừa đủ. Điều quan trọng là sự rõ ràng và khả năng gây ấn tượng của ứng viên đối với NTD. Hồ sơ tìm việc cần có ba yếu tố quan trọng nhất: kinh nghiệm làm việc, thông tin cá nhân và trình độ học vấn. Ngoài ra bạn phải đảm bảo rằng hồ sơ có thể truyền đạt được thông điệp bạn muốn đến với NTD. Ví dụ bạn có thể bộc lộ mong muốn làm việc cho công ty mình ứng tuyển bằng những từ ngữ đặc biệt và chuyên nghiệp, qua đó truyền được “lửa” đam mê của bạn, và “hạ gục” được NTD (Cười).

Chị Nhàn Khanh: Thật ra thì không NTD nào thích ứng viên nhảy việc quá nhiều, như một năm mà đổi việc đến 3, 4 lần. Bản thân tôi cũng vậy, tôi cho rằng thời gian đổi việc có thể chấp nhận được là ít nhất một năm. Đối với dạng ứng viên này, tôi thường đọc kỹ hồ sơ để biết họ chuyển ngành nghề hay chuyển chuyên môn. Đối với ứng viên chuyển chuyên môn thì tôi kiểm tra kỹ năng chuyên môn và kiến thức có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Còn đối với ứng viên chuyển ngành nghề thì tôi sẽ xét xem họ đã trang bị kiến thức phù hợp chưa. Lúc này thư tìm việc (cover letter) đóng vai trò rất quan trọng, và bạn nên đặt vấn đề chuyển nghề lên đầu trong thư tìm việc.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *